Theo công bố, FPT có 8 sản phẩm, dịch vụ ngành phần mềm và công nghệ thông tin nhận danh hiệu. FPT IS có 4 sản phẩm đạt giải gồm: Hệ thống tuân thủ an toàn vốn-FPT.CARS, Phần mềm điện toán đám mây hóa đơn điện tử-FPT.eInvoice, Nền tảng tích hợp và xử lý dữ liệu FPT-FPT.Fortuna, Dịch vụ giám sát an toàn thông tin dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - FPT.EagleEye MDR.
4 sản phẩm nhà F còn lại gồm: Website tuyển dụng trên nền tảng công nghệ-FPTJobs.com và FPT HI GIO CLOUD (cùng thuộc FPT Telecom), Dịch vụ Xử lý số FPT (FPT Software) và Đào tạo công nghệ thông tin (ĐH FPT).
Đặc biệt, đề cử Đào tạo công nghệ thông tin, đại diện duy nhất của Tổ chức giáo dục FPT là một trong 10 sản phẩm, dịch vụ được đánh giá cao nhất.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch HĐQT Liên Việt Postbank cho hay: “FPT là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam. Vì thế, việc FPT áp đảo danh sách nhận giải Sao Khuê là điều có thể nhìn thấy”. Đặc biệt, ông ấn tượng với đề cử của FPT University. “Trong nhiều năm, FPT là cái nôi tạo ra nguồn lực CNTT và chuyển đổi số cho nước nhà. Trong số ba thành tố tạo nên sự phát triển của xã hội 4.0 gồm công nghệ, thể chế và con người, con người là nguồn quan trọng nhất. Tôi hâm mộ FPT vì đã tạo nên Đại học FPT giúp Việt Nam giải quyết bài toán về nhân lực”.
Việc Tổ chức giáo dục FPT có để cử trong top 10 Sao Khuê sẽ được VINASA ưu tiên giới thiệu và đề cử tham gia Giải thưởng APICTA - Giải thưởng uy tín và danh giá nhất của ngành CNTT khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2019 là năm đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Giải thưởng này.
Theo đánh giá từ Hội đồng Sơ tuyển Danh hiệu Sao Khuê 2019, năm nay có số giải thưởng đa dạng nhất trong nhiều lĩnh vực. Để chọn ra các sản phẩm, dịch vụ đạt giải, đơn vị tổ chức - Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) đã phải dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá. Trong đó phải kể đến tính sáng tạo, khả năng tác động vào quá trình chuyển đổi số của đất nước và hiệu quả kinh tế. Năm 2018, tổng doanh thu của 94 sản phẩm, dịch vụ đạt giải là gần 9.300 tỷ đồng.
Các sản phẩm, dịch vụ đạt Danh hiệu Sao Khuê sẽ được VINASA gửi thư giới thiệu trực tiếp đến các khách hàng, đối tác của chính đơn vị mình và khách hàng, đối tác tiềm năng là các bộ ngành, cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương, các Tập đoàn, Tổng Công ty và các Doanh nghiệp lớn trong các ngành trên địa bàn cả nước giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu và giúp các khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu.
Sự kiện bình chọn Danh hiệu Sao Khuê được khởi động từ tháng 1/2019 và nhận bảo trợ của Bộ TT&TT. Năm nay BTC yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tuyến. Sau ba tháng phát động và triển khai, BTC đã nhận được con số đăng ký tham gia kỷ lục là 187 hồ sơ toàn quốc. Theo đại diện VINASA: “Đây cũng là một con số lớn nhất từ khi tổ chức chương trình Sao Khuê đến nay”.
Hội đồng bình chọn Sơ tuyển Danh hiệu Sao Khuê 2019 được thành lập gồm 39 thành viên. Hội nghị Sơ tuyển được tổ chức ngày 18/3 với sự tham gia của 30 thành viên Hội đồng phía Bắc, do PGS. TS. Trương Gia Bình - Chủ tịch VINASA làm Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên Hội đồng gồm đại diện Bộ TT&TT, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, các công ty tư vấn và đầu tư khởi nghiệp, lãnh đạo VINASA, các trường Đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia CNTT cùng đại diện cơ quan báo chí.
Đặc biệt, chương trình ghi nhận sự gia tăng của nhóm các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0 với 30 đề cử. Điều này là minh chứng cho việc các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã và đang nắm bắt rất tốt xu hướng công nghệ tiên tiến của thế giới, nhằm ứng dụng vào các sản phẩm, giải pháp để gia tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Chủ tịch VINASA, Trưởng ban tổ chức chương trình Danh hiệu Sao Khuê - anh Trương Gia Bình cho biết: “Nhận thấy vai trò và sứ mệnh tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số này, VINASA luôn tìm cách đổi mới các hoạt động nói chung cũng như Chương trình Danh hiệu Sao Khuê nói riêng qua các năm. Qua đó, hiệu triệu và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để rút ngắn khoảng cách, đột phá về doanh thu và tăng trưởng”.
Chương trình Sao Khuê được VINASA được tổ chức lần đầu cách đây 16 năm khi ngành CNTT còn rất non trẻ, doanh thu chỉ với khoảng 62 triệu USD với khoảng 5000 kỹ sư. Đến nay, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đã có doanh thu trên 8,8 tỉ USD với trên 200.000 kỹ sư đang làm việc. Tăng trưởng doanh thu gấp hơn 1000 lần, doanh thu xuất khẩu phần mềm và dịch vụ năm 2016 đạt 3,052 tỉ USD. Các sản phẩm, giải pháp phần mềm, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các cơ quan, ngành kinh tế, góp phần vào sự phát triển, làm thay đổi lối sống, cách làm việc của từng con người và toàn xã hội.
Tác giả bài viết: Hùng FPT
FPT Telecom Toàn Quốc
Trụ sở chính : Tòa nhà FPT, 48 Phố Vạn Bảo, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0969.035.300
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn